Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chuẩn nhất từ chuyên gia
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là nhu cầu thiết yếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Đặc biệt là nỗi trăn trở lớn của các bà nội trợ. Những hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn từ nay kể về sau. Hãy cùng đón đọc chi tiết nhé!
Nhu cầu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Xã hội càng hiện đại, cuộc sống của con người càng bận rộn. Chúng ta ít có thời gian đi chợ cho từng bữa, từng ngày. Đó là lý do chính khiến nhu cầu tích trữ và bảo quản thực phẩm ngày càng tăng cao. Ngoài nguyên nhân chính này còn có một số nguyên nhân khác như:
- Muốn trữ các thực phẩm mang từ quê ra
- Được cho, biếu, tặng nhiều
- Mua thực phẩm của những nơi uy tín nhưng ở xa
- Nhu cầu dùng lớn nên mua nhiều để đỡ mất công
- Hoặc mua nhiều để tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức…
Nói chi tiết như vậy để thấy rằng nhu cầu bảo quản thực phẩm là thiết yếu và chính đáng. Nhất là trong xã hội bận rộn như ngày nay. Với lượng thực phẩm lớn cần bảo quản nhiều ngày, bạn nhất quyết cần bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông, tủ bảo quản thực phẩm chuyên dụng.
Vì sao cần trang bị kiến thức cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh?
Thực phẩm lại là một trong 3 thứ quan trọng tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Cùng với không khí, nước uống, thực phẩm giúp con người tồn tại, duy trì sức khỏe tốt nhất.
Nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách sẽ gây ra các tình trạng:
- Mất đi mùi vị, sự tươi ngon của thực phẩm
- Khiến thực phẩm nhanh hỏng hoặc không thể dùng được nữa
- Dễ phát sinh vi khuẩn, vi rút, các mầm bệnh
- Có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người
Các nguyên tắc chung khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Dù là loại thực phẩm nào, nếu muốn:
- Bảo quản được lâu, giữ đô tươi ngon, đúng mùi vị
- Tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, phát sinh vi khuẩn, mầm bệnh
- Không ảnh hưởng đến độ bền của tủ lạnh, tủ đông, tủ mát bảo quản
Cũng cần đảm bảo các nguyên tắc chung khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh như sau:
- Nên sơ chế phù hợp trước, để khô ráo và đóng gói thực phẩm an toàn bằng túi/hộp chuyên dụng
- Cần phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh: Không để lẫn lộn các loại thực phẩm với nhau
- Sắp xếp thực phẩm bảo quản ngăn nắp
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
- Không trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh
- Đặt nhiệt độ bảo quản từng loại thực phẩm phù hợp
- Chú ý đậy kín với những thực phẩm có mùi
- Không trữ đồ ăn quá lâu
- Không sử dụng thực phẩm đã bảo quản quá thời hạn cho phép
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh theo từng loại theo chuyên gia
Mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản trong tủ lạnh khác nhau. Không phải loại nào cũng bảo quản được trong tủ lạnh. Không phải loại nào cũng có cách bảo quản, thời gian bảo quản…giống nhau. Cùng chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe làm rõ ngay sau đây nhé!
Cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh
Rau củ thường chỉ nên sơ chế qua mà không cần rửa trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Vì nếu rửa rau sẽ làm tăng độ ẩm khiến rau nhanh hỏng hơn.
Thông thường ta chỉ cần loại bỏ phần già úa hay bị sâu. Sau đó cho vào hộp hoặc túi nilong chuyên dụng và cất vào trong tủ lạnh. Lứu ý chỉ rửa, để khô ráo rau củ trong các trường hợp đặc biệt như dính nhiều cát, bùn, đất, rau củ bị ướt sẵn…
Thời gian bảo quản một số loại rau củ thông dụng trong tủ lạnh
- Các loại nấm: Trong vòng 3 ngày
- Cần tây, cải bắp, rau mùi: 2 tuần
- Rau xanh (Rau ngót, muống, mồng tơi, rau đay, rau cải…), súp lơ, củ cải…: 1 tuần
- Cà rốt, dưa chuột: 3 tuần
- Gừng, quất, ớt: 1 tháng
Một số loại rau không nên bảo quản trong tủ lạnh. Chúng có thể bảo quản ở nhiệt độ thông thường, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thời gian bảo quản các loại rau củ trong điều kiện thường là:
- Hành tây: 1 tháng
- Khoai tây: 10 ngày
- Tỏi, hành củ, hành tím: 2 tháng
- Bí đỏ: 3 tháng
- Bí xanh: 1 tuần
Cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh
Nhiều người thường rửa sẵn trái cây để khi lấy ra có thể ăn ngay tiện lợi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc rửa sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của trái cây khiến chúng mau hỏng hơn. Vì vậy bạn chỉ cần sơ chế, loại bỏ quả hỏng, phần dư thừa. Sau đó phân loại và đựng trong túi hoặc hộp chuyên bảo quản trái cây. Rồi xếp chúng lên ngăn rau củ riêng.
Thời gian bảo quản một số loại trái cây thông dụng trong ngăn mát tủ lạnh:
- Bơ: 3 ngày
- Ổi, dâu, xoài: 4 ngày
- Lê, đu đủ, nho, dưa hấu, táo: 1 tuần
- Cam, quýt, bưởi: 2 tuần
Cũng như với rau củ, một số loại trái cây cũng không nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Đó là: chuối, mít, dứa. Tùy mỗi loại mà bạn nên dùng ngay càng sớm càng tốt khi đã bóc vỏ hoặc bảo quản thông thường 2-3 ngày hoặc trữ trong ngăn đá nếu muốn để lâu.
Các bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh – Bảo quản thịt
Các loại thịt khi mua về tốt nhất nên sơ chế, chia nhỏ theo nhu cầu sử dụng. Sau đó bảo quản ngay trong tủ lạnh. Thịt tươi sống cần phải được rửa thật kỹ, sát hoặc ngâm muối nếu cần để làm sạch tối đa. Sau đó để ráo nước và chia nhỏ theo nhu cầu sử dụng. Sau đó cất vào hộp đựng hoặc túi bảo quản thực phẩm chuyên dụng.
Đối với các loại thịt mua ở siêu thị đã được sơ chế và bọc chuyên dụng, bạn có thể bỏ qua bước sơ chế và cất ngay vào trong tủ lạnh. Gà đã làm sạch và thịt bò có thể không cần rửa lại để đảm bảo độ tươi ngon, khô ráo nhất.
Tuyệt đối đừng trữ đông hay trữ mát cả con gà, cả tảng thịt hoặc sườn lớn nếu bạn không dùng chúng trong 1 lần nấu sau đó. Hãy chia nhỏ để sau lấy ra hoặc rã đông là có thể dùng cho chế biến ngay. Lưu ý chỉ nên dùng loại túi nilon chuyên cho bảo quản thực phẩm. Không nên dùng các loại túi đỏ, túi xanh hay đựng ngoài chợ.
Điều kiện bảo quản các loại thịt trong tủ lạnh:
- Bảo quản ngăn đá: Từ 4 đến 12 tháng với nhiệt độ từ -17 đến -18 độ C
- Bảo quản ngăn đông mềm: Từ 1 đến 3 ngày với nhiệt độ dưới 3 độ C
Cách bảo quản các loại cá tươi trong tủ lạnh
Cũng giống như khi mua thịt, nếu cá tươi mua tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm đã được sơ chế, đóng gói sẵn. Bạn có thể cất ngay vào ngăn đông mềm hoặc đông đá.
Với các loại mua ngoài chợ, bạn cần sơ chế, ngâm hoặc sát muối rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cần bọc kỹ trước khi cho vào tủ lạnh bởi cá có mùi tanh.
Một mẹo hay để đảm bảo cá được tươi ngon nhất là bạn sát 1 lớp muối mỏng xoa đều khắp bề mặt cá trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
Điều kiện bảo quản cá tươi trong tủ lạnh như sau:
- Ngăn đá: Trong 2 tuần ở nhiệt độ -12 độ C
- Ngăn đông mềm: Trong 3 ngày với nhiệt độ dưới 1 độ C
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh – Bảo quản trứng
Đa số các bà nội trợ thường rửa trứng sạch trước khi cho vào ngăn mát. Tuy nhiên việc làm này vô tình khiến trứng nhanh biến chất hơn. Do đó nếu bên ngoài trứng bẩn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc trứng lại và bảo quản trong cánh cửa của ngăn mát tủ lạnh.
Trứng mới mua về có thể bảo quản ở ngăn mát tới 3 tuần. Khi đập trứng để chế biến, bạn nên dùng 1 chiếc bát nhỏ hoặc hộp nhỏ để đựng trứng đập trước. Nếu trứng không hỏng hãng đổ vào tô hoặc hộp chung. Điều này để tránh tình trạng 1 quả trứng hỏng mà khiến bạn phải đô đi tất cả số trứng đã đập.
Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh
Đối với thức ăn đã nấu chín, tuyệt đối phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Thức ăn cần được bịt kín và chỉ nên sử dụng trong ngày. Các loại canh hoặc rau xanh tuyệt đối không được để qua đêm vì rất dễ gây nên các bệnh tiêu hóa nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết và các cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Hi vọng những thông tin này thực sự hữu ích cho bạn! Cần tư vấn thêm bạn liên hệ ngay với chuyên gia của Sanaky Việt Nam theo thông tin bên dưới nhé!
———————-
Sanaky Việt Nam
Địa chỉ Hà Nội: Số 40, Lô A1, Khu đô thị Đại Kim, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 4/12A, Bàu Bàng, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 8650
Website: https://ift.tt/L7NuKsZ
Fapage: https://ift.tt/SEUfG4Y
The post : Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chuẩn nhất từ chuyên gia appeared first on Sanaky Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét